• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Điểm tôi đến » Nhìn cách dùng tiền của người giàu, tôi đã hiểu vì sao mình mãi nghèo

Nhìn cách dùng tiền của người giàu, tôi đã hiểu vì sao mình mãi nghèo

Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không chỉ dựa vào thu nhập, mà quan trọng hơn vào cách họ quản lý đồng tiền chảy qua tay mình. Sự khác biệt ấy thể hiện trong việc để dành, đầu tư và sử dụng tiền.

Hoàng Duyên bởi Hoàng Duyên
21/01/2020
trong Điểm tôi đến, Tiêu điểm
0
0

Hãy xem người giàu, người trung lưu và người nghèo quản lý tiền bạc của mình như thế nào.

1. Cách quản lý tiền của người nghèo

Chia sẻ liên quan:

Phỏng vấn Gen Z: Người không ăn ngoài tiết kiệm được 60 triệu, người vừa nhận lương đã hết vì “còn trẻ đặt nặng mua nhà cửa xe cộ chỉ mệt người”

09/05/2022

Đây là cách tìm kiếm khách hàng giàu “sộp” trên Zalo

07/10/2021

Người có tư duy “nghèo” thường là những công nhân và nhân viên mới đi làm. Họ có xu hướng tiêu tất cả số tiền kiếm được.

Họ chịu tác động của nhu cầu hưởng thụ ngay. Họ để dành rất ít hoặc không để dành được tí nào, với lý do họ kiếm được quá ít nên không thể dành dụm. Bởi vậy tài chính của họ bấp bênh và không an toàn.

Nhiều người phải tiếp tục công việc mà họ chán ghét chỉ vì họ phải kiếm tiền trang trải chi phí hàng ngày.

Nếu bị mất việc hoặc giảm lương, họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Rõ ràng cách quản lý tiền như vậy không bao giờ khiến họ giàu lên được.

2. Cách quản lý tiền của người trung lưu

Những người có tư duy “trung lưu” thường bao gồm các chuyên gia, nhân viên lâu năm với mức lương khá cao. Họ có thói quen “kiếm tiền, tiêu tiền và dành dụm”.

Sau khi thanh toán tất cả các phí tổn, họ cũng để dành được một chút. Vấn đề ở chỗ, họ thường dùng khoản tiền dư ra để mua Tài sản hao mòn hơn là Tài sản gia tăng.

Họ dùng tiền tiết kiệm để mua nhà to hơn, mua xe xịn hơn đi đôi với việc vay nhiều tiền hơn nên hàng tháng phải chi trả nhiều hơn.

Do đó, mặc dù nhìn bề ngoài phần lớn các gia đình trung lưu có vẻ khá giả, tổng giá trị tài sản của họ thật ra rất thấp, thậm chí có thể âm.

Nhà cửa, xe cộ của họ có thể đáng giá hàng triệu đô, nhưng họ cũng nợ gần bằng đó hoặc hơn.

Trong thực tế, “sức khỏe” tài chính của họ còn đáng ngại hơn nhóm trên.

Nếu bị mất việc hoặc giảm lương, họ sẽ vẫn phải trả các món nợ và những khoản chi phí khổng lồ đã trở thành lối sống của họ. Nhiều người trong số họ chịu áp lực tài chính ghê gớm, phải làm việc cật lực hàng tháng để trả nợ ngân hàng.

Họ không thể nghỉ việc, không thể ngã bệnh, thậm chí không thể nghỉ hưu vì bị kẹt trong vòng luẩn quẩn: kiếm tiền – trả nợ.

3. Cách quản lý tiền của người giàu

Người có tư duy làm giàu thường có thói quen “kiếm tiền, để dành và tiêu tiền” Họ đề ra mục tiêu phải để dành được bao nhiêu một tháng, thường là 15-20%. Họ trừ khoản này vào phần thu nhập và tiêu phần còn lại.

Được tư duy làm giàu thúc đẩy, họ luôn muốn để dành nhiều hơn và dùng tiền đó đầu tư vào các loại tài sản sinh lợi và tăng giá trị.

Họ thà bỏ tiền ra mua cổ phiếu của các công ty tốt, các quỹ đầu tư hơn là vung tiền vào những món xa xỉ. Tài sản gia tăng của họ vượt xa Tài sản hao mòn, nên thỉnh thoảng họ vẫn có thể mua những thứ đắt tiền để tự thưởng cho mình.

Thu nhập thụ động từ các khoản đầu tư của họ vượt xa chi phí cho những thứ xa xỉ đó.

Dù chuyện gì xảy ra, họ tiếp tục cần mẫn để dành và đầu tư cho tới khi Tài sản gia tăng của họ bắt đầu tự nhân giống, thậm chí còn nhiều hơn chi phí hàng tháng.

Lúc đó họ hoàn toàn được giải phóng khỏi những lo toan về tài chính, nếu thích thì có thể thôi không cần làm việc nữa mà vẫn duy trì được mức sống hiện tại cho đến hết đời.

Tóm lại, bí quyết quản lý tiền của người giàu là: “Chi ít hơn thu. Đầu tư phần tiết kiệm để đạt mức tăng lũy tiến cho tới khi bạn tích lũy được một số tài sản gia tăng đủ để sinh ra dòng tiền mới để duy trì hoặc vượt quá mức sống ước mơ của bạn”.

– Sưu tầm –

 


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Bí quyết quản lý tiềnCách chi tiêuKhoảng cách giàu nghèoNgười giàuNgười nghèoNgười trung lưuQuản lý tài chính cá nhânQuản lý tiền bạcThu nhập cá nhânTư duy
Chia sẻ
Hoàng Duyên

Hoàng Duyên

Các chia sẻ khác:

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

bởi Khánh Linh
23/03/2023
0

Xu hướng ứng dụng điện toán đám mây (Cloud computing) đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các doanh...

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

bởi Kỳ Hoa
23/03/2023
0

Mấy hôm nay thấy mọi thứ xung quanh mình từ các mối quan hệ, công việc... đều bất ổn. Chợt...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Ngân hàng nào phát triển tài chính bền vững tốt nhất Việt Nam?

bởi Khánh Linh
13/03/2023
0

Cụ thể, HDBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng The Asset Triple A Awards -...

Khách hàng ở Đồng Nai trúng xe hơi Peugeot cùng HDBank

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Tại Lễ trao giải diễn ra tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai sáng ngày 07/3/2023, chị Mai Dung (TP. Biên...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

23/03/2023

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

23/03/2023

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

22/03/2023

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

20/03/2023

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

16/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập