Mình thấy, hiện nay đa số gia đình khi cúng giỗ, thường mua loại rượu đế thường thường, chừng 25-30 ngàn đồng một lít để cúng. Thực ra thứ rượu này có lẽ cũng chỉ dùng để… cúng, chứ không uống được! (vì nó quá loãng, chua, khê, và không biết người ta nấu bằng kiểu gì, dùng men gì…).
Thật là vô lý khi mâm cơm cúng được các bạn chuẩn bị rất thịnh soạn, với những nguyên liệu tươi ngon bậc nhất, sơn hào hảo vị, bát trân bát bửu, chế biến công phu, từng món tinh tế, ngời ngời hấp dẫn, nhưng chai rượu cúng thì… lạt nhách, khê nồng! Vì sao như vậy?
Có thể tôi nói chưa đúng hẳn, nhưng chưa chắc đã sai hoàn toàn: Đó là vì món ăn cúng xong thì các bạn ăn, nhưng rượu cúng xong thì các bạn không uống! Do đó mà các bạn đã mua loại rượu xoàng xoàng, lạt lạt, để gọi là cho có, cho xong?
Cũng tương tự, tôi thấy những người ăn chay trường thì tất cả những bữa giỗ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ họ, họ cũng cúng chay! Đó là điều vô lý! Bởi ta cúng là làm cho người chết chứ có phải cho ta đâu! Ông bà cha mẹ ta không ăn chay, sao lại chỉ vì ta ăn chay mà lại cúng chay, buộc ông bà cha mẹ ta phải ăn chay?
Tội lỗi tội lỗi! Thật là tội lỗi khi chỉ vì ta không dùng nên mua đồ xoàng xoàng cúng người đã khuất. Nên nhớ rằng, người đã khuất chỉ hưởng hương hoa, chứ không ăn uống trực tiếp. Vậy thì ly rượu vừa loãng nhạt vừa chua khê nồng mà ta dâng lên, ông bà làm sao hưởng được? Chính các bạn không dùng được, sao lại dâng lên ông bà?
Họ Đặng nhà tôi có một phong tục, là khi cúng ông bà xong, tất cả rượu được “xin” người đã khuất, đưa xuống, đặt trên cái bàn khách trang trọng nhất trong nhà. Và, chỉ những bậc trưởng thượng, những người lớn tuổi hoặc vai vế lớn trong dòng tộc, hoặc khách lớn tuổi đáng kính… mới được mời uống ly rượu này, gọi là rượu hầu tàn. Và, dù là rượu ngon hay rượu dở (vì ở quê đành phải ra quán mà mua, mà quán ở quê bán tạp hóa, làm gì có rượu ngon đặc biệt được), thì chúng tôi vẫn uống rượu hầu tàn đó. Tôi chừng này tuổi nhưng hôm 27/11 âm lịch về chạp mả ở quê, ông chú trưởng thượng trong họ cho tôi được uống ly rượu hầu tàn, tôi tự hào với mấy đứa em út trong họ hàng ở quê lắm.
Vậy nên tôi khuyên các bạn, khi cúng giỗ và nhất là chuẩn bị vào cái Tết này, xin đừng hà tiện đến mức tất cả những thứ trong nhà đều mua sắm đồ ngon nhứt, tốt nhứt, sang trọng nhứt, nhưng chai rượu thì lại lạt xèo! Tôi vẫn biết có nhà khi cúng thì mở bia lon hay khui rượu ngoại. Tuy nhiên, đó là cái mới du nhập vào ta sau này, còn ông bà ta xưa nay khi cúng kiếng vẫn là dâng lên tổ tiên tiền hiền ly rượu trắng tinh tấn. Đó là truyền thống rất đẹp nên gìn giữ, cũng như trong mâm cơm cúng có thể thiếu thứ này thứ kia nhưng không nên thiếu miếng đậu khuôn (đậu hủ) và cái bánh tráng, tượng trưng cho trời tròn đất vuông vậy.
Nay cũng vì điều ấy mà mình đã suy nghĩ và tìm ra một giải pháp cho các bạn: Đó là mình làm chai rượu cúng Bàu Đá organic, tinh túy nhất của rượu đế Việt Nam, để ngày Tết tới đây các bạn dâng lên ông bà. Chai rượu vừa tay dễ cầm dễ rót, dáng vừa tây vừa cổ, nắp vàng có ngù đỏ sang trọng, xứng đáng đặt trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết. Có lẽ các bạn sẽ không hà tiện khi sắm một cái Tết cả chục triệu đồng mà bỏ qua cặp rượu tinh tuý này, Bàu Đá organic, chỉ với mỗi chai là 250ml, giá 200 ngàn đồng mà thôi!
Các bạn thử xem nhé, mua đặt lên bàn thờ xem có tương xứng với vẻ đẹp lộng lẫy của toàn cảnh ngôi nhà và chiếc bàn thờ ngày Tết mà bạn đã dày công trang hoàng không nhé!
Và hãy nhớ: Khi cúng xong, hãy cùng gia đình hưởng ly rượu hầu tàn nhé! Đó là anh linh của ông bà đã nhập vào trong đó khi về hưởng niềm vui đoàn tụ cùng con cháu đó!
Thanks!
Nguồn: Đặng Vỹ
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!