• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Những phận đời lam lũ khu ổ chuột chợ Long Biên chạy ăn từng bữa trong “bão giá”, xăng tăng – đường về nhà thêm xa

Những phận đời lam lũ khu ổ chuột chợ Long Biên chạy ăn từng bữa trong “bão giá”, xăng tăng – đường về nhà thêm xa

Tại xóm trọ dưới chân cầu Long Biên, những người làm công việc chân tay trong những ngày này phải xoay sở lo từng bữa ăn để có thể trụ lại Thủ đô. Bữa cơm từ chỗ 2 - 3 món nay rút gọn xuống chỉ 1 món nhưng họ vẫn ráng cầm cự, phía sau họ còn rất nhiều thứ phải lo.

Khánh Linh bởi Khánh Linh
17/03/2022
trong Đa chiều, Điểm nóng
0
0
Xóm trọ của những người lao động dưới chân cầu Long Biên.

Xóm trọ của những người lao động dưới chân cầu Long Biên.

Những ngày giá xăng dầu, gas cũng như nhiều mặt hàng khác tăng giá trên cả nước đồng loạt tăng giá cũng là những ngày cuộc sống của những người lao động bình thường vội vã nay phải tua chậm lại. Bên cạnh guồng quay cơm áo gạo tiền quấn lấy, giờ đây họ phải chật vật xoay sở từng bữa khi mọi thứ đều tăng giá.

Giá cả leo thang, bữa cơm chỉ còn 1 món

Gần trưa, ngồi cặm cụi bên chiếc bếp ga mini đặt trước cửa phòng trọ, bà Nguyễn Thị Hiền (52 tuổi, quê thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đang chuẩn bị cơm cho cả gia đình 3 người đều là những lao động bốc vác tại chợ Long Biên. 10 năm sống ở khu nhà trọ ổ chuột này, trưa nay là lần đầu tiên mâm cơm chỉ có một món: thịt kho dưa.

Chia sẻ liên quan:

Lighting up the Stars và chiêm nghiệm về chuyện lớn của đời người

19/10/2022

Thế nào là “đủ” để hạnh phúc

10/08/2022
Bà Hiền cầm trên tay chai dầu ăn, người phụ nữ này cho biết đây là một trong số những mặt hàng “đắt đỏ” trong thời gian gần đây.

Bà Hiền kể, cả gia đình bà sống tại đây bằng công việc đẩy hàng thuê từ nhiều năm nay. Một bên mắt kém mới phải đi mổ nhưng thời gian này, đều đặn mỗi đêm bà Hiền vẫn cố gắng hỗ trợ chồng cùng con trai kiếm thêm thu nhập.

“Công việc này cũng bập bõm ngày được ngày không. Có ngày đều việc mỗi người trong gia đình tôi được 100.000-200.000 đồng. Tuy nhiên, có lúc đói vì chả kiếm được đồng nào. Chi phí thuê nhà, điện nước khoảng 1.600.000-1.700.000 đồng/tháng. 

Cuộc sống khó khăn giờ lại thêm việc cái gì cũng tăng giá. Đến dầu ăn gia đình tôi trước mua chai bé chỉ 15.000 đồng giờ tăng lên 20.000 đồng. Nước mắm trước 25.000 đồng/chai giờ tăng 30.000 đồng/chai. 

Vợ chồng tôi còn con nhỏ giờ đang nhờ ông bà ở quê chăm sóc. Gia đình tích cóp cố gắng xoay sở qua thời kỳ này“, bà Hiền nói.

Khi công việc lao động kiếm tiền trở nên khó khăn chật vật hơn thì những người lao động chẳng thể làm gì khác ngoài gồng mình lên chống chọi.

Trọ sát vách với nhà bà Hiền, vợ chồng chị Chu Thị Huệ (42 tuổi, quê xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, Hà Nội) đang cố gắng nhặt nhạnh xem còn quả xoài nào lành lặn trong những chiếc thùng chất đầy quả hỏng.

“Mấy ngày nay từ xăng cho đến gas, nước mắm, dầu ăn… cái gì cũng tăng giá khiến tôi còn chưa hết lo toan giờ lại thêm đống quả xoài buôn mới lấy hỏng gần hết“, vừa nhìn đống xoài hỏng, chị Huệ thở dài.

Mưu sinh và bám trụ nơi góc chợ Long Biên đến nay đã 7 năm, hằng ngày, cứ khoảng 2-3 giờ sáng vợ chồng chị Huệ đi lấy hoa quả sau đó đẩy xe đi các ngõ phố bán. Thấy xoài được tiểu thương chào với giá rẻ chị mua 10 thùng về bán nhưng khi đưa về mở ra, vợ chồng chị ngỡ ngàng khi 8 thùng bị hỏng.

Vợ chồng chị Huệ đang cố gắng nhặt nhạnh những quả xoài còn lành lặn trong những chiếc thùng chất đầy quả hỏng. Họ cười chua chát vì đã kiếm không ra tiền lại còn bị bán lừa cho 8 thùng xoài hỏng.

“Ban đầu họ cho tôi xem một thùng thấy đẹp mã và không cho xem các thùng sau. Tin tưởng nên tôi mua cuối cùng hỏng gần hết. Vợ chồng nhặt nhạnh bán kéo lại được ít vốn còn lại xác định mất hơn 1.000.000 tiền gốc. Giờ phải nhặt đẩy ra xe rác vứt bỏ“, chị Huệ thở dài.

Vợ chồng chị Huệ có 4 người con, tuy nhiên do cuộc sống khó khăn, công việc bấp bênh nên cả hai quyết định để con ở nhà nhờ ông bà nội ngoại trông nom rồi lên đây kiếm kế sinh nhai. Nhiều năm mưu sinh nơi cửa chợ Long Biên đây chính là giai đoạn khó khăn nhất với vợ chồng chị, chị Huệ cho biết.

Hết dịch bệnh giãn cách, kinh tế đang bắt đầu phục hồi lại thêm “bão giá” khiến cuộc sống những người lao động như chị thêm khốn khó.

Mất nửa buổi nhặt nhạnh những quả xoài lành lặn để bán kéo lại được ít vốn, chị Huệ ngậm ngùi mang số xoài hỏng đi đổ.

“Tiền nhà trọ trước 900.000 đồng mỗi tháng thì giờ tăng lên 1.000.000 đồng, điện 5.000 đồng/số. Buôn bán chưa bao giờ tôi thấy ế và khó khăn như năm nay. Gas năm ngoái chỉ 250.000-280.000/bình giờ tăng lên 420.000 – 450.000 đồng/bình, dầu ăn đắt nên vợ chồng tôi quyết định chuyển sang mua mỡ lợn rán dùng dần cho rẻ.

Mọi thứ tăng giá nên sinh hoạt đều phải hạn chế. Có lúc vợ chồng nghĩ hay bỏ về quê làm công ty 6-7 triệu đồng“, chị Huệ cho hay.

Xăng tăng, đường về nhà thêm xa

Trở về phòng trọ sau khi đi nhặt phế liệu, chị Nguyễn Thị Nga (44 tuổi, quê huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, từ qua Tết tới nay hơn 2 tháng trôi qua hai vợ chồng chị chưa về để thăm các con.

“Công việc khó khăn, thêm nữa giá xăng mới tăng lên gần 30.000 đồng/lít khiến nên giờ “đường trở về nhà càng thêm xa“, chị Nga nói.

Những người lao động dần cảm nhận rõ khó khăn khi ở trong những ngày bão giá.

Người phụ nữ quê Vĩnh Phúc cho biết, tuy quãng đường từ Hà Nội về nhà chỉ khoảng hơn 70km nhưng 2 vợ chồng chưa dám về nhà vì xăng tăng. Đợt vừa rồi chồng lại mắc Covid-19, cả hai nghỉ làm nên không có tiền để gửi về quê cho các con ăn học.

“Nhiều lúc thương con, nhớ con muốn bỏ về lắm nhưng vợ chồng đành nán lại chịu khó làm lụng“, chị Nga chia sẻ.

Công việc của chị Nga gần như chiếm gần hết ngày. Đêm chị đi đẩy xe hàng ở chợ Long Biên, đến sáng về chị lại tranh thủ nhặt phế liệu, khi thì bán hoa quả kiếm thêm thu nhập. Trong khi tiền nhà trọ mỗi ngày hết 40.000 đồng, chồng chị Nga phải chạy xe ôm công nghệ để có thêm đồng ra, đồng vào.

Vì các con đang ở độ tuổi ăn học nên chị Nga vẫn cố bám trụ lại để đi làm. Chồng chị chạy xe ôm để có thêm thu nhập.

Thời gian này cuộc sống của hai vợ chồng gặp khó khăn khi công việc bấp bênh trong khi lo cho hai con nhỏ đang tuổi ăn học, cha mẹ già ở quê.

“Vợ chồng tôi ở đây chi tiêu dè dặt. Giờ chi phí cái gì cũng đắt đỏ nên tôi chuyển từ ăn muối bột canh sang muối hạt, mua mỡ lợn rán thay dầu ăn cho rẻ. Cơm nấu tối qua tôi rang lại ăn để chiều đi làm“, chị Nga chia sẻ.

Chị cũng cho hay, bị thiếu máu cơ tim bác sĩ khuyên dùng thuốc thường xuyên với giá 1.000.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, do công việc khó khăn, nhiều gánh nặng chi tiêu nên chị đã “cắt” đi khoản này.

“Cái gì cũng đắt đỏ nên tôi chuyển từ ăn muối bột canh sang muối hạt, mua mỡ lợn rán thay dầu ăn cho rẻ”, chị Nga chia sẻ.

“Tôi nhớ con lắm nhưng cái gì giờ cũng tăng, điều kiện khó khăn bảo về nhưng chưa về được. Vợ chồng tôi cũng tính thôi cứ ở đây làm cuối tháng về với các con. Tôi cũng luôn động viên, dặn dò các con ở nhà ngoan ngoãn để bố mẹ đi làm. 

Gia đình mình không có nên cố gắng nuôi các con ăn học nên người. Hi vọng rồi mọi thứ sẽ dần ổn định trở lại nếu không có lẽ những lao động như chúng tôi phải nghĩ cách khác chứ bám trụ lại mà khó khăn sợ không được lâu“, chị Nga chia sẻ.

Có đặt chân đến khu của những người có hoàn cảnh khó khăn này thì mọi người mới hiểu được họ vật lộn như thế nào để trải qua từng ngày trong cuộc sống khó khăn đến vậy. Hỏi ai ở thời điểm này về ước mong duy nhất của họ thì họ cũng chỉ mong mọi thứ được bình ổn giá để với số tiền kiếm được từ sức lao động của mình đủ để họ bám trụ lại mảnh đất Thủ đô này.

Gia Đoàn


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Nguồn: Gia Đoàn/Nhịp Sống Việt
Chủ đề: Câu chuyện cuộc sốngngười lao động nghèoNhững ngày bão giáNhững phận đời lam lũXóm trọ chợ Long Biên
Chia sẻ
Khánh Linh

Khánh Linh

Các chia sẻ khác:

Thư viết cho chính mình

bởi Khánh Linh
30/05/2023
0

Lâu lắm rồi tôi chưa viết thư cho ai. Lần cuối tôi viết một lá thư đúng nghĩa là cho...

Hiệu ứng Boomerang và bài học về lưu thông dòng tiền

bởi Khánh Linh
29/05/2023
0

1. Thằng con đưa bà mẹ và bà chị đi ăn lẩu để mừng tháng lương đầu tiên. "Cái lẩu...

Nếu “bức tranh” được vẽ đúng thì Ngân hàng thương mại chỉ thua lỗ chứ không có lãi

bởi Aaron
27/05/2023
0

Rồi đến chuyện nhiều NHTM ở Mỹ và châu Âu, mới hôm qua còn tưởng là vững như tường đồng...

Buông bỏ là bước đầu tiên để trở về với chính mình, chạm tới bình yên

bởi Aaron
26/05/2023
0

Chúng ta thường nhắc nhiều đến việc "buông bỏ", nhưng thực sự chúng ta không hiểu nhiều về sự buông...

Chia tay hôn nhau giữa sân trường, các em làm gì thế?

bởi Khánh Linh
25/05/2023
0

Lễ tri ân và trưởng thành là một buổi lễ đầy trang trọng và cảm xúc, nơi con cái cảm...

Thị hiếu bình dân lên ngôi, phim Việt bùng nổ phòng vé

bởi Aaron
16/05/2023
0

Sau một năm chạm đáy, thị trường điện ảnh Việt Nam bật tăng trưởng ngoạn mục. Thị hiếu bình dân...

Làm sao để đạt mức lương 9 chữ số?

bởi Aaron
07/05/2023
0

1. Luôn học hỏi Luôn tìm tòi để cải tiến những thứ chưa có hoặc đang có sẵn tại Công...

Lật mặt 6 – Tấm vé định mệnh: “Không cần đạo lý mà chỉ cần hợp lý”

bởi Aaron
06/05/2023
0

Góc nhìn từ một khán giả đến rạp, một người gốc miền Tây, một đứa con trong gia đình có...

Mua bất động sản thời “đóng băng”

bởi Aaron
04/05/2023
0

Hôm qua, ngồi nói chuyện với mấy người bạn. Anh bạn thông báo mới mua miếng đất thật đẹp. Miếng...

Sự thật đằng sau hàng loạt nhóm “dạy” cách bùng nợ

bởi Khánh Linh
14/04/2023
0

Mục đích ẩn sau các hội nhóm bùng nợ Thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội, xuất...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Thư viết cho chính mình

30/05/2023

“Người dùng App thường sống thảnh thơi”, App HDBank luôn tươi mới

30/05/2023

Kỷ niệm 30 năm thành lập, Techcombank nâng tầm các sự kiện Marathon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

29/05/2023

Hiệu ứng Boomerang và bài học về lưu thông dòng tiền

29/05/2023

Nếu “bức tranh” được vẽ đúng thì Ngân hàng thương mại chỉ thua lỗ chứ không có lãi

27/05/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập