• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Góc Nhìn
Nam Á Bank
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Đa chiều » Cuộc chiến trên bàn phím

Cuộc chiến trên bàn phím

Thời của mạng xã hội, hầu như ai trong chúng ta cũng phải ngập ngụa giữa một biển thông tin xô bồ đúng sai, thật giả lẫn lộn. Nếu không làm “người tiêu dùng tin tức” thông minh, rất dễ bị dẫn dắt sai đường.

Xù bởi Xù
28/02/2022
trong Đa chiều, Điểm nóng
0
0

Khi thế giới xuất hiện những sự kiện gây hoang mang, lo sợ như dịch bệnh hay chiến tranh, cộng đồng xã hội lại bị “hấp thụ” rất nhanh với những tin đồn. Nỗi sợ – một bản năng sinh tồn khi có những vấn đề liên quan đến sức khỏe, tính mạng – như một thứ vũ khí tấn công vào môi trường truyền thông. Mà môi trường truyền thông liên cá nhân ngày nay được mở rộng biên độ, cường độ, tốc độ nhờ internet.

Hơn hai năm qua, cùng với nỗ lực chống đại dịch COVID-19, nhân loại khắp nơi trên thế giới còn phải căng mình chống lại một thứ dịch bệnh khác cũng nguy hiểm không kém: tin giả, tin độc hại, tin xuyên tạc. Ở Việt Nam, tin giả liên quan đến đại dịch thời gian qua hầu như không dẹp bỏ hoàn toàn được dù đã bị cơ quan chức năng xử phạt liên tục với hàng ngàn trường hợp…

Chia sẻ liên quan:

Càng ngày càng có nhiều người trưởng thành “bỏ hoang” Facebook của chính mình, vì sao vậy?

24/01/2022

Mạng xã hội và những dấu hiệu tích cực

27/08/2020

Tin giả ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Đó có thể là các đoạn video ghi thật chứ không hề dàn dựng, chỉ có điều nó bị gán sai địa chỉ, thời điểm. Đó có thể là những tấm hình bị photoshop cực kỳ tinh xảo. Đó có thể là các infographics, ảnh chụp màn hình các “nguồn” tin có “số má”… Sản phẩm tin giả ẩn nấp kín đáo dưới vỏ bọc tin thật nên rất nhanh chóng đánh gục “con mồi”.

Mấy ngày gần đây, sự kiện xung đột Nga – Ukraine kéo theo mối quan tâm lớn của cư dân mạng Việt Nam. Những cuộc tranh luận nhanh chóng thành tranh cãi, với sự “chia phe” để đấu nhau. Và để chứng minh cho quan điểm của mình, người ta cố tình đánh tráo khái niệm hoặc đưa ra những dẫn chứng hư cấu để dẫn dắt cảm xúc của số đông. Như chuyện 13 người lính biên phòng Ukraine cùng tử trận vì không đầu hàng khiến bao người cảm phục nhưng sự thật lại không phải như vậy. Hay cảnh người dân dùng bom xăng đốt cháy xe tăng Nga được lan truyền lại là hình ảnh từ một vụ việc khác đã xảy ra từ nhiều năm trước. Thậm chí, hình ảnh của vợ Tổng thống Ukraine ra trận cũng là sản phẩm cắt chép.

Sự kiện xung đột Nga – Ukraine kéo theo mối quan tâm lớn của cư dân mạng Việt Nam

Điều đáng nói, chỉ vì quan điểm cá nhân, nhiều người đã khai thác các thông tin phù hợp với thiên kiến của mình, bất chấp đó là tin giả hay không. Vì thế, tin giả, tin xuyên tạc có cơ hội nảy nở từ tâm lý đám đông, từ định kiến của những nhóm xã hội trên mạng qua những sự kiện như thế. Khi những người lan truyền tin tức sai sự thật, chưa kiểm chứng ấy lại là người có uy tín trong xã hội, thì rất nhiều người khác mặc nhiên tin theo và tiếp tục chia sẻ.

Tin giả nhờ đó có cơ hội phát tán nhanh. Và đôi lúc, báo chí chính thống cũng có thể bị mắc bẫy vì tin giả của cộng đồng mạng. Như cách nay gần bốn năm, vào rạng sáng 14/4/2018, liên quân Mỹ – Pháp và Anh phối hợp tấn công các mục tiêu được cho là cơ sở vũ khí hóa học của chính quyền Syria ở Damascus và Homs. Hành động này được cho là phản ứng trước cáo buộc chính quyền Syria tấn công hóa học vào dân thường trước đó một tuần ở TP.Douma, ngoại ô Damascus khiến khoảng 70 người chết (dù Syria và Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc về cuộc tấn công này).

Áp lực thông tin về hậu quả của đợt không kích khiến nhiều cơ quan báo chí uy tín rơi vào bẫy tin giả. Các đoạn video xuất phát từ Twitter, Instagram từ cuộc tấn công ở Yemen trước đó khá lâu được những người tạo tin giả “đóng vai” dân vùng chiến sự đưa lên mạng. Báo chí chính thống – trong đó có nhiều báo ở Việt Nam – không có cơ hội thẩm định nên đã bị “việt vị”.

Tin giả, tin xuyên tạc gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ai trong chúng ta cũng có thể “phơi nhiễm”. Do đó, mỗi người phải tập cho mình trở thành “người tiêu dùng tin tức” thông minh. Nếu ăn uống hằng ngày cần biết chọn lựa thực phẩm an toàn cho cơ thể thì trong môi trường truyền thông, chúng ta vừa phải biết cách thẩm định các món ăn tinh thần, vừa có trách nhiệm góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn, kiên quyết đấu tranh với thông tin xấu và không chia sẻ bất kỳ thông tin nào chưa tin cậy.

Chia sẻ thông tin trên mạng là hành vi phải được cân nhắc hết sức cẩn thận. Nếu không chúng ta dễ rơi vào cái bẫy “giăng sẵn” từ những “cuộc chiến bàn phím”. Song, phía sau những cuộc tranh cãi tưởng chừng như vô hại này, có không ít kẻ xấu đã lợi dụng tâm lý xã hội để tung tin giả nhằm đạt được mục đích xấu, khó lường.

Phan Văn Tú


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Nguồn: Phan Văn Tú/Báo Phụ Nữ
Chủ đề: Bẫy tin giảCuộc chiến bàn phímNgười dùng mạng xã hộiNgười tiêu dùng tin tức
Chia sẻ
Xù

Xù

Các chia sẻ khác:

Trái phiếu doanh nghiệp dính nhiều “scandal”: Lỗi do đâu?

bởi Xù
20/05/2022
0

Trái phiếu doanh nghiệp nhiều “scandal”: Lỗi do đâu? Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp...

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

bởi Xù
18/05/2022
0

Bài học nhãn tiền của phái sinh Trung Quốc Khi chúng ta nhìn lại sự sụp đổ của thị trường...

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

bởi Xù
17/05/2022
0

Trong tuần vừa qua, hàng loạt các bài viết liên quan đến thị trường chứng khoán trở nên sôi động,...

Học đầu tư theo Warren Buffett, test nhanh với cổ phiếu VNM

bởi Xù
17/05/2022
0

Warren Buffett là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, là một nhà đầu tư vĩ đại...

Con cháu chúng ta sẽ mua hay thuê chung cư?

bởi Xù
16/05/2022
0

Trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng...

Từ Sơn Tùng đến Đen Vâu: Không phải cứ ra bài hát là sẽ được đón nhận….

bởi Xù
13/05/2022
0

Khi Đen Vâu tung MV Đi giữa mùa hè, hàng triệu fan của anh trên khắp Việt Nam đã đón nhận nó...

Đang siết hay khóa luôn van tín dụng vào bất động sản?

bởi Xù
12/05/2022
0

Thay vì “siết” van tín dụng với một số phân khúc cao cấp, nghỉ dưỡng hay chỉ để đầu cơ...

Nam A Bank ra mắt thẻ tín dụng dành riêng cho Golfer

bởi Linh Kha
11/05/2022
0

Nhằm nâng tầm trải nghiệm cuộc sống, người tiêu dùng bắt đầu để mắt nhiều đến việc “bỏ túi” những...

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế. (Ảnh: Reatimes).

‘Dường như chúng ta đang coi bất động sản là kẻ địch của nền kinh tế’

bởi Xù
11/05/2022
0

Thời gian gần đây, câu chuyện kiểm soát nguồn vốn được nhắc đến nhiều trên thị trường bất động sản....

Không mua hay thuê căn hộ, người trẻ Trung Quốc ‘tậu’ nhà xe di động để rong ruổi trên những cung đường: Đỗ xe ở đâu là nhà ở đấy

bởi Xù
11/05/2022
0

Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người. Thay vì tiêu xài lãng phí, mọi người...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân

21/05/2022

Trái phiếu doanh nghiệp dính nhiều “scandal”: Lỗi do đâu?

20/05/2022

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

18/05/2022

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

17/05/2022

Học đầu tư theo Warren Buffett, test nhanh với cổ phiếu VNM

17/05/2022

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập