Lý do ca sĩ này nại ra là để con mình vượt qua các giới hạn.
Tôi không đồng ý với cách giáo dục con cái kiểu như vậy.
Đang có một trào lưu phá vỡ cách xưng hô truyền thống của người Việt và như phương Tây chỉ còn “Tao” “Mày”. Lý do những người theo trào lưu này nại ra là xưng hô kiểu | bậc thang” của người Việt tạo ra bất bình đẳng trong những mối quan hệ xã hội.
Ngôn ngữ “xưng hô”, “xưng gọi” của người Việt ngoại trừ “tôi” là trung hòa thái độ, các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đều mang đậm màu sắc biểu cảm, qua cách xưng hô của hai người nào đó chúng ta có thể biết quan hệ gia tộc hoặc quan hệ xã hội của họ.Trong cách xưng hô, thể hiện quan hệ giữa người nói và người nghe thậm chí còn bộc lộ nhân cách con người, có văn hóa hay không, chân thành hay giả tạo.
Người Việt trọng tình, đây là cái mà ca sĩ Hoàng Bách cố tình giả vờ không biết, nên hay dùng những cách xưng hô trong họ hàng như bác, chú, cậu, cô, dì…để nói chuyện với người ngoài, thậm chí với người xa lạ.
Người Việt cũng thể hiện tính nhường nhịn, hiếu thuận qua cách xưng hô như tôi, tao, em, con , cháu…
Hành vi xưng hô, xưng gọi của người Việt trừu tượng hóa các mối quan hệ xã hội, đó là đánh giá của các nhà ngôn ngữ học, niềm tự hào của người Việt chứ không phải là “bậc thang” dẫn đến những điều tệ hại của xã hội.
Ý kiến của ca sĩ Hoàng Bách đã bị nhiều người phản ứng.
“Dạy con kiểu kêu cha bằng mày thì tui cũng bó tay. Ai thấy hay cứ bắt chước đi để có ngày con bạn ra đường gặp một người đáng kính như bố nó, nó lễ phép chào bằng thằng và ngay lập tức ăn một cái tát trời giáng vì lộng ngôn, láo xược. Lỗi không phải tại đứa trẻ mà là tại người nuôi dạy”.
“Hay nhỉ, dạy con theo trào lưu mới chăng. Mai mốt ra đường có anh lớn nào xưng mày tao rồi quen miệng em nó cũng mày tao lại không khéo lại bị ăn đòn. Dạy còn kiểu ăn miếng trả miếng thế này thì đừng trách mai mốt cái gia đình lộn tung lên nhé. Tự hào gì mà khoe”.
“Bạn nghĩ bạn tài giỏi, bạn nghĩ bạn đột phá, xin lỗi dạy con theo kiểu gì thì kệ bạn, chia sẻ lên đây tôi lại thấy xem thường bạn, trái ngược với đạo đức của người Việt, kết quả như thế nào thì chờ khoảng chục năm nữa nhé!”.
“Nhớ cái thời còn đi học, bạn bè xưng mày tao là bị phạt ngay, bị nhắc nhở nhiều lần là bị hạ hạnh kiểm, thậm chí đuổi học 1-3 ngày. Không biết anh còn tiêm nhiễm những cái xấu xa tồi tệ nào vào đầu bọn trẻ”.
“Đừng để người ta nhìn vào nói rằng gia đình mất dạy, nếu nói như Hoàng Bách thì trong gia đình của Bách từ ông, bà, cha mẹ, con cái đều mày tao tất, không thể nói gì hơn!”.
Thật lạ khi có người Việt lại dạy con gọi bố mẹ bằng “Mày”, xưng “Tao”.
Nguồn: Fb: Hoang Linh
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!