• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Góc Nhìn
Nam Á Bank
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Xu hướng » Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ra văn bản lưu ý các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, trong đó có tín dụng bất động sản.

Nana bởi Nana
28/09/2021
trong Tiêu điểm, Xu hướng
0
0

Theo đó, Văn bản số 6561 của Ngân hàng Nhà nước lưu ý các TCTD kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19.

Cụ thể, ngân hàng lưu ý thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, nhất là đối với các khách hàng có dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản lớn, khách hàng cá nhân có dư nợ cho vay phục vụ đời sống/tiêu dùng lớn, khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.

Chia sẻ liên quan:

Bình Dương sắp mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe, BĐS khu vực nào hưởng lợi?

10/05/2022

Siết tín dụng vào bất động sản có phải là giải pháp căn cơ?

06/05/2022

Cũng theo yêu cầu của NHNN, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, các ngân hàng phải lưu ý thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính, khả năng trả nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh; kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản; duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng được yêu cầu thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng. Trong đó, tập trung phân loại khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với ảnh hưởng của dịch.

Văn bản nêu rõ việc ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế… theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra nhằm tạo điều kiên cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.

Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đối với các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung trong năm 2021. Đồng thời, ngân hàng tập trung và tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu, đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có kết quả kinh doanh ở mức cao trong khi chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu vẫn còn lớn.

Đây không phải lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thắt chặt tín dụng đối với bất động sản.

Vào giữa tháng 5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng liên quan đến các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, trái phiếu doanh nghiệp,… để bảo đảm an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro.

NHNN yêu cầu các TCTD nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao thực hiện. Trước đó, qua theo dõi, giám sát hoạt động năm 2020, NHNN nhận thấy một số TCTD có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro như nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng; tỷ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng lớn; lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng lớn so với cuối năm 2019. Ngoài ra, cũng trong năm 2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao. Nợ xấu cấp tín dụng đối với khách hàng lớn (doanh nghiệp có tổng mức cấp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên) tăng so với cuối năm 2019.

Sau đó, tại văn bản giải trình ý kiến của Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.

Nhờ đó tín dụng tăng trưởng hợp lý, hiệu quả, chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống được nâng cao; tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro giảm dần qua các năm.

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, tránh đầu cơ

Vào tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc quan trọng với Ngân hàng Nhà nước để nghe báo cáo về các vấn đề nóng của ngành như: thao túng tiền tệ, tín dụng bất động sản, chứng khoán…

Về điều hành tín dụng, Thủ tướng yêu cầu tổng hợp, phân tích dữ liệu để có đánh giá nhằm kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như tín dụng bất động sản và chứng khoán. Đối với tín dụng vào bất động sản, cần quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng bất động sản thực sự của người dân, tránh đầu cơ. Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Nguồn: Văn Chương / Doanh nhân Việt Nam
Chủ đề: Bất động sảnNgân hàngngân hàng nhà nướcSiết chặt tín dụng
Chia sẻ
Nana

Nana

Các chia sẻ khác:

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên “thành trì” hệ miễn dịch

bởi Xù
21/05/2022
0

Tại họp báo Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 với chủ đề...

Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân

bởi Xù
21/05/2022
0

Lễ quay số đã được diễn ra với sự tham dự của bà Bùi Hoàng Yến đại diện Cục XTTM,...

Trái phiếu doanh nghiệp dính nhiều “scandal”: Lỗi do đâu?

bởi Xù
20/05/2022
0

Trái phiếu doanh nghiệp nhiều “scandal”: Lỗi do đâu? Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp...

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

bởi Xù
18/05/2022
0

Bài học nhãn tiền của phái sinh Trung Quốc Khi chúng ta nhìn lại sự sụp đổ của thị trường...

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

bởi Xù
17/05/2022
0

Trong tuần vừa qua, hàng loạt các bài viết liên quan đến thị trường chứng khoán trở nên sôi động,...

Học đầu tư theo Warren Buffett, test nhanh với cổ phiếu VNM

bởi Xù
17/05/2022
0

Warren Buffett là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, là một nhà đầu tư vĩ đại...

Top 58 thí sinh Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam chinh phục thử thách dự án cộng đồng nhận 200 triệu từ Nam A Bank

bởi Xù
17/05/2022
0

Để hiện thực hóa những hoạt động này, Nam A Bank đã trao 200 triệu cho đội xuất sắc nhất...

F5 phong cách với thương hiệu thời trang IMOON

bởi Kỳ Hoa
16/05/2022
0

IMOON là thương hiệu thời trang dành cho phụ nữ trung niên do chị Hằng Lê sáng lập. Khởi nghiệp...

Con cháu chúng ta sẽ mua hay thuê chung cư?

bởi Xù
16/05/2022
0

Trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng...

Từ Sơn Tùng đến Đen Vâu: Không phải cứ ra bài hát là sẽ được đón nhận….

bởi Xù
13/05/2022
0

Khi Đen Vâu tung MV Đi giữa mùa hè, hàng triệu fan của anh trên khắp Việt Nam đã đón nhận nó...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên “thành trì” hệ miễn dịch

21/05/2022

Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân

21/05/2022

Trái phiếu doanh nghiệp dính nhiều “scandal”: Lỗi do đâu?

20/05/2022

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

18/05/2022

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

17/05/2022

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập