“Anh nhớ về những ngày tháng đã qua ấy như nhìn qua ô kính cửa sổ bám bụi. Quá khứ là thứ người ta có thể nhìn, nhưng không thể chạm vào…”
Đó là những cảnh cuối của “In the mood for love” (Tâm trạng khi yêu), khi Châu Mộ Văn thì thầm với những bức tường đổ nát ở Angkor và vĩnh viễn chôn cất tại đó một mối tình không có điểm kết.
Đúng là chẳng có nơi nào phù hợp hơn, và khiến khán giả thổn thức hơn Angkor Wat, để quay một khung hình kinh điển về một chấp niệm chênh vênh giữa quá khứ và hiện tại.
Ở Châu Á này, trừ Nhật Bản, chắc chỉ có Siem Reap mới khiến Kịt quay lại không chỉ bởi yếu tố di tích thiên nhiên, mà do nơi ấy chất chứa quá nhiều rung cảm lẫn hoài niệm.
3 lần đi Cambodia nhưng cũng 3 lần chỉ đi Siem Reap, và cũng 3 lần chỉ đến những địa danh ấy, những ngôi đền ấy. Angkor Wat có thể đã thay đổi ít nhiều bởi sự du lịch hóa và sự đổ nát theo thời gian, nhưng xét cho đến cùng, trong tâm niệm của mình, Angkor Wat vẫn cứ là một miền đất cổ xưa, một “ô cửa kính mơ màng của quá khứ”.
Vẫn cứ là một nơi mà khi chiếc xe tuk tuk chạy qua cánh cổng đá huyền thoại, cảm giác như mình đang ngồi trên cỗ máy thời gian của Doremon để về với thế giới cổ đại xa xưa.
Bạn có biết nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot khi phát hiện ra Angkor Wat – thời điểm ấy vẫn đang ngủ say dưới lớp bao bọc của khu rừng đại ngàn – đã mô tả về nơi này bằng một câu văn đầy sức nặng: “Nó vĩ đại hơn tất cả những gì người Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta!“.
Đối với Kịt, Siem Reap và kỳ quan Angkor xứng đáng là một nơi bạn phải đến ít nhất 1 lần trong đời, là phức hợp kiến trúc tôn giáo lớn nhất trên Trái đất, là một trong những báu vật vô giá của nhân loại.
Và quan trọng hơn cả, hãy đi luôn đi ngay trước khi di tích này bị thời gian làm cho mai một, bị con người làm cho méo mó. Bởi lần gần nhất khi Kịt quay lại, đã có nhiều nơi ở Siem Reap trở nên xiêu vẹo như một tàn tích, không còn cái nét vương hùng mà lần đầu Kịt cảm nhận được cách đây 7 năm.
Khám phá “Điểm tôi đến” qua chùm ảnh tuyệt đẹp này nhé:
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!