Tôi thích cách nhìn nhận của ĐBQH Lê Thanh Vân “Đánh giá phải xem xét cho khách quan và thấy được rằng con người chính là chủ thể vi phạm pháp luật, do lợi ích nhóm gây ra, mà chúng ta xử là xử động cơ mục đích của họ. Khi chọn địa điểm và lạm dụng quy trình, thủ tục để trục lợi thì điều đó đáng lên án. Không nên vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện”.

Nên xem:
Tuy nhiên điều mà dư luận đang bức xúc và các ĐBQH cũng như lãnh đạo ngành và cả Thủ tướng muốn xem xét kĩ, cân nhắc thiệt hại là các thủy điện “cóc” đang bị lạm dụng thời gian qua.


Tôi xin trích bài viết của của ông Trần Quốc Thành – GĐ Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An “Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Nhưng nếu đầu tư ở khu vực miền Trung nhất là Bắc Trung bộ thì đúng là lợi bất cập hại! Vì rằng đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên!
Hơn nữa địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở! Việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính! Hơn nữa, lại góp phần gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du! Vì mùa khô hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích thấp không thể tích!”

Và đây là trăn trở của ĐBQH Trần Trọng Nghĩa “Không thể đổ thừa phía thủy điện nhưng một dòng sông nó chịu được bao nhiêu thủy điện? Nếu một dòng sông cho 3 thủy điện khác với cho làm 8 cái. Khi xét duyệt 1, 2, 3 nhà máy đầu tiên quy trình xét duyệt khác, nhưng khi bắt đầu nhà máy thứ tư trở đi thì tác động khác rồi, không thể xét duyệt như những nhà máy trước. Nếu chúng ta đơn giản hóa những chỗ này thì không thấy được trách nhiệm của Nhà nước ở đâu”.

Xét cho cùng, suy cho kĩ và nhìn rõ thực tế thì phải nhìn nhận thẳng thắn như Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa phát biểu trước Quốc hội “Không phủ nhận việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật là những vấn đề do tác động của con người, từ các dự án như thủy điện”.
Nhận ra điều đó không chỉ giúp cơ quan quản lý, lực lượng chức năng thực tế hơn trong việc phân định rõ lợi và hại của thủy điện, đặc biệt là thủy điện “cóc” mà còn giúp dân chúng, chính quyền biết rõ hoặc bộ, ngành có một chiến lược dài hạn, căn cơ hơn.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!