Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã đề nghị Hội đồng thẩm định phải chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp liên quan tới những phản ánh dữ dội của dư luận trong những ngày qua về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (chủ yếu là bộ Cánh diều – HP).
Nên xem:
Mặc dù cho Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết vẫn khẳng định “làm rất kỹ” và cho rằng sẽ tiếp thu các ý kiến nhưng cần “bình tâm” thì báo chí và mạng xã hội vẫn liên tiếp chỉ ra những hạt sạn, điều chưa ổn và cả sai sót cho bộ sách được dùng nhiều nhất trong số các bộ được duyệt cho học sinh lớp 1 học. Góp ý nhẹ nhàng, nghiêm túc và chân thành không thiếu, những ý kiến phản biện mạnh mẽ cũng rất nhiều.

Không biết những “thuyết âm mưu” cho rằng đằng sau những phản biện hay lên tiếng là những ý đồ để phục vụ cho mưu đồ nào đó thực hư thế nào, đúng sai ra sao nhưng tôi chắc chắn rằng rất nhiều người không thể im lặng vì lo cho tương lại của con trẻ và giáo dục của nước nhà. Họ nhìn thấy ở đó những nguy cơ không tốt cho tâm hồn trong trắng của trẻ mới i tờ và cả quãng đường học vấn dài lâu sau này. Nếu gốc rễ bền vững và được “tưới tắm” thường xuyên, chăm sóc tử tế thì các con sẽ tốt lành hơn và ngược lại.
Không loại trừ những ý kiến cực đoạn, mạt sát và thỏa mãn cái tôi nhưng cũng đừng vì đó mà đánh đồng những ý kiến phản biện không đáng xem, chưa đáng nghe và chẳng có chuyên môn gì để đáng nói chuyện.
Có thể câu chuyện “Bốn cái làn” có thật trong một sách tham khảo khác được gán ghép là SGK hơi ác ý hay vài ý kiến “vơ đũa cả nắm” nhưng từng đó không đủ để khỏa lấp đi hàng loạt những phê phán cần lắng nghe và tìm ra hướng chỉnh lý thích hợp hơn.

Dư luận giận dữ không phải vì cá nhân GS Thuyết hay nhóm biên soạn nào đó mà phần lớn bức xúc vì cách làm SGK chưa cẩn trọng, gây quá nhiều tranh cãi là điều lẽ ra không nên có trong việc viết sách cần sự chuẩn mực và nghiêm túc.
Tôi xin chép lại ý kiến của TS Giáp Văn Dương để cùng tìm ra hướng đi cho việc đã rồi “Theo tôi, với nhóm tác giả, cần tiếp thu các ý kiến, nhận xét của giới chuyên môn và xã hội để sửa chữa những sai sót cho lần tái bản kế tiếp. Với nhà quản lý, cần đưa ra những hướng dẫn về cách khắc phục sai sót trong sách giáo khoa (SGK) cho các trường, đồng thời tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, hoặc thẩm định lại, để giúp các tác giả điều chỉnh nội dung chưa phù hợp của bộ sách”.

Lớp 1 là lớp học chữ chính thức đầu đời, những gì tiếp thu ở đây sẽ theo các em quãng đường khá dài và có khi quyết định khả năng cảm thụ thế giới xung quanh, nhận biết phải trái đúng sai để hình thành nhân cách sẽ bắt đầu từ đây. Điều đó lý giải vì sao không chỉ phụ huynh lớp 1, giáo viên mà rất nhiều người đã cùng lên tiếng vì tương lai không chỉ của riêng các con.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!