Trong số 10 doanh nghiệp huy động trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất hiện nay, trừ các ngân hàng lớn thì hầu hết là các tập đoàn tư nhận hàng đầu Việt Nam. Số tiền thu về thông qua trái phiếu doanh nghiệp của họ đều đạt trên 10.000 tỷ đồng/doanh nghiệp với khối lượng phân phối thành công hơn 145.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp.
Nên xem:


Đang dẫn đầu hiện nay là Tập đoàn Masan và các công ty con của họ! Trong đó, Masan Group huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu qua kênh đại chúng với 4 đợt phát hành, lãi suất cho năm đầu tiên là 9,3%/năm. Ngoài ra, Masan Group, VinCommerce (doanh nghiệp sở hữu chuỗi VinMart, VinMart+) và Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo phát hành gần 10.200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Chưa hài lòng với gần 20.200 tỷ đồng trái phiếu huy động được, nhóm Masan đang có kế hoạch huy động 8.000 tỷ đồng theo 2 phương án đại chúng và riêng lẻ, trong đó một nửa để trả nợ cho VinCommerce và The Sherpa.
Theo BCTC hợp nhất, dư nợ trái phiếu của Masan Group là gần 32.000 tỷ đồng trên quy mô nguồn vốn hơn 100.000 tỷ đồng. Với lãi suất chỉ 9%/ năm thôi thì hàng năm Masan phải trả lãi cho riêng khoản này gần 3000 tỷ đồng, mỗi ngày khoảng 8-9 tỷ tiền lãi.

Cái tên Sovico Holdings ít ai nghe nhưng đây là doanh nghiệp do tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, “bà chủ” Vietjet chi phối, họ cùng các doanh nghiệp liên quan vay thêm 18.400 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong 8 tháng qua. Trong đó, Sovico Holdings phát hành thành công 4.550 tỷ đồng, Tập đoàn Sovico 10.750 tỷ đồng và Địa ốc Phú Long là 3.100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ!
Sovico Holdings hiện là hoạt động đa ngành gồm là tài chính – ngân hàng, hàng không, bất động sản, công nghiệp. doanh nghiệp này do tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo làm Chủ tịch HĐQT.

Còn Vingroup và các Công ty con được nhiều người chú ý của của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng cũng huy động được gần 17.800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Trong đó, Vinhomes chào bán thành công 11.835 tỷ đồng, Công ty Phát triển thành phố Xanh – chủ đầu tư dự án Vinhomes Grand Park (Quận 9, TP.HCM) huy động 2.000 tỷ đồng, Vinpearl 1.815 tỷ và VinSmart hơn 3.040 tỷ đồng.
Ngoài các ông lớn trên thì Công ty Đầu tư Quang Thuận, doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã vay tổng cộng 9.450 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất không được công bố. Trước đó, năm 2018 và 2019, An Đông Corp, thành viên thuộc Vạn Thịnh Phát đã huy động thành công gần 25.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm.
Ngoài ra Saigon Glory, công ty con thuộc sở hữu Bitexco, chủ đầu tư dự án “đất vàng” The Spirit of Sài Gòn tại khu tứ giác Bến Thành, cũng gọi vốn 10.000 tỷ đồng qua trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 3-5 năm và lãi suất 11% cho năm đầu tiên.

Nhìn vào các con số của những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam trên, có thể thấy thời gian qua thì trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động, gọi vốn khá hữu hiệu và thu được về số tiền khổng lồ của họ.
Tuy nhiên cùng với “thành công” ấy thì áp lực trả nợ cũng rất lớn, nhất là trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành và mới tạm lắng chỉ ở trong nước cùng với lãi suất ngân hàng đang giảm mạnh, làm ăn không còn dễ dàng như trước đây.
Giờ đây chỉ còn trông chờ vào tài kinh doanh của các ông, bà chủ hay CEO để họ có thể vừa trả nợ suôn sẻ, vừa phát triển như kỳ vọng.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!