Trước đó, phải kể đến Hạt nêm Knorr quảng cáo ngọt hơn bột ngọt, Mì Gấu đỏ với việc sử dụng hình ảnh nạn nhân ung thư giả, Mì Tiến Vua với khái niệm mì sạch, TH True Milk với hai tuyến bố sữa sạch và không có đối thủ, Vietjet với màn trình diễn bikini phản gây “sốc” trên chuyến bay Saigon- Nha Trang hay màn trình diễn “thiếu vải” trên chuyến chuyên cơ đón đội tuyển U23 Việt Nam từ Thường Châu về Hà Nội…

Nên xem:
Khi phát ra thông điệp truyền thông, không ai có thể bắt công chúng phải hiểu thế này hay thế khác; nhưng nếu thông điệp không tạo được cách hiểu bắt buộc chung một nghĩa và hiểu ngay, thì công chúng hoàn toàn tự nhiên hình thành trục liên tưởng theo các hướng nghĩa khác nhau, kể cả nghĩa phản tác dụng và xâm hại thuần phong mỹ tục… Điều này rất không nên được xảy ra trong thông điệp truyền thông đại chúng nói chung và thông điệp quảng cáo nói riêng.
Bất cứ nhãn hàng nào muốn có một chiến dịch marketing – truyền thông ấn tượng, có sức lan tỏa lớn, tạo ra sự tranh cãi đều phải chấp nhận rủi ro (không bước qua lằn ranh đạo đức). Ngược lại, muốn tránh rủi ro thì thương hiệu phải chọn con đường an toàn, nhẹ nhàng vì khi đã lan tỏa rộng rãi thì khó tránh được việc “chín người mười ý”!

Các sự cố trên chỉ là tai nạn nghề nghiệp hay là một kịch bản được dàn dựng? Câu trả lời dành cho những người trong cuộc thực hiện thông điệp và đó cũng chính là “nhân tố X” thuộc về các “phù thuỷ” siêu hạng trong chiến lược xây dựng thông điệp quảng bá thương hiệu.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Chuyên gia Truyền thông Phạm Sông Thu
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!