Theo Sở GDCK HN (HNX), thông qua 818 đợt phát hành thành công, các doanh nghiệp đã huy động hơn 156.300 tỷ trái phiếu, trên tổng số đăng ký hơn 226.300 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành thành công gần 70% trong đó, nhóm bất động sản ghi nhận đà tăng đột biến và đã gần bằng nhóm các tổ chức tín dụng!

HNX cho biết các tổ chức tín dụng đã phát hành hơn 47.300 tỷ đồng trái phiếu trong nửa đầu năm, bằng 43,5% so với cả năm 2019. Trong khi đó, các bất động sản Việt Nam phát hành gần 45.600 tỷ đồng, tương đương gần 80% cả năm trước.
Trong nhóm bất động sản, Vingroup, TNR Holdings, nhóm Sovico, Novaland, hay Sungroup là những doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều, nhanh và mạnh nhất! Quy mô giá trị phát hành của từng nhóm từ 6.000 tỷ đến 15.000 tỷ đồng. Vinhomes phát hành 12.000 tỷ trái phiếu trong nửa đầu năm, TNR Holdings hơn 9.700 tỷ còn nhóm Sovico phát hành hơn 10.000 tỷ đồng…

Phát hành trái phiếu để tìm dòng tiền đang được ưa chuộng hơn với các bất động sản Việt Nam vì dễ hơn mượn tiền của nhà băng do hạn mức tín dụng đụng trần, thủ tục thế chấp siết chặt, nhanh chóng thu tiền về, ít bị kiểm soát khi sử dụng hơn vay ngân hàng…
Những lý do ấy đang tìm được “tiếng nói chung” với nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nhất là cá nhân có tiền nhàn rỗi nhưng lãi suất ngân hàng thấp, chứng khoán bấp bênh và trái phiếu lại là kênh có lãi cao nhất.
Tuy nhiên Bộ Tài chính đã ít nhất 3 lần cảnh báo rủi ro vì các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá. Bộ này khuyên cáo không nên mua trái phiếu dựa trên tiêu chí lãi suất cao vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.

Một báo cáo mới đây của SSI Research cũng cho rằng lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro. Sở hữu trái phiếu đồng nghĩa với việc nhà đầu tư trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành và sẽ đối mặt với các rủi ro về mất khả năng thanh toán.
Không phải nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân nào cũng mạo hiểu đến mức liều lĩnh và họ hiểu điều gì đang chờ đón, chấp nhận rủi ro cao để có lãi suất nhiều.
Một khi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hay các cơ quan quản lý chỉ dừng lại ở khuyến cáo và chưa có quy định đủ để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu “quá sức” mình thì đây vẫn là kênh gọi vốn lý tưởng của nhiều doanh nghiệp.
Hiệu hay hậu quả thì ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm nữa mới hiện rõ, khi đó không chỉ tác động với bên bán hay bên mua mà cả nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!