Như những phi lý xung quanh tiền trường dẫn đến bức xúc, phản đối tập thể và cả căng băng rôn phản đối của phụ huynh VAS, thông báo trên không chỉ bất ngờ mà còn khiến người ta đang tự hỏi VAS đang biến môi trường giáo dục thành cái gì!
Nên xem:

Tôi đã thấy những đứa trẻ hỏi phụ huynh rằng chúng có lỗi gì đâu mà bị cho thôi học, không còn được gặp bạn bè và phũ phàng ném ra ngoài trường như thế? Chẳng lẽ vì phụ huynh nhìn những bất hợp lý rồi lên tiếng và không ngoan ngoãn vâng lời VAS với những điều kiện khó coi mà “đòn thù” lại trút lên đầu con trẻ ư?
Không chỉ những em lớp 11 chuẩn bị vào cuối cấp và sắp kết thúc đời học trò ngơ ngác chẳng hiểu nổi những người hay rao giảng những điều tử tế lại nỡ đối xử với các em như vậy mà em bé tiểu học cũng chưa biết sao lại bị vậy?
Rồi những đứa trẻ sẽ tìm được trường và bạn bè, thầy cô mới nhưng cú sốc này sẽ gieo vào tâm hồn non nớt chúng điều gì?
Chẳng lẽ mãi lưu lại đó những ký ức vì tiền mà chuyện học của các con được đẩy ra xô vào như một món hàng ư? Chẳng lẽ dù có sai, bất công hay vô lí thì cũng phải cúi đầu chấp nhận và nhẫn nhục chịu đựng nếu không muốn bị trừng phạt sao? Rồi những nhân bản, nhân văn chúng được dạy hàng ngày đã biến đi đâu?

Tôi xin chép lại một ý kiến rất đáng suy ngẫm “Do xung đột với phụ huynh, Việt Úc ra thông báo đuổi học sinh. Tôi không hiểu họ lấy cái quyền gì mà ra một thông báo “thanh lý môn hộ” nhắm vào học sinh kiểu này.
Có thể phụ huynh có những yêu cầu thái quá mà VAS không thể đáp ứng được. Nhưng như vậy thì nhà trường có thể thông báo ý kiến của mình để phụ huynh lựa chọn đồng thuận hoặc tìm chỗ khác cho con.
Đằng này, giọng điệu của VAS là rất trịch thượng và rõ ràng là tước bỏ cơ hội của một đứa trẻ. Với một lối hành xử vô giáo dục như vậy, tôi không hiểu vì sao lũ lượt phụ huynh vẫn phải bỏ cả đống tiền đắm đuối tìm chỗ học cho con tại trường này”.

Tôi cũng nghĩ rằng bất đồng hay mâu thuẫn hoặc hiểu sai về nhau ở đâu cũng có và hoàn toàn có thể giải quyết được với nhau. Một khi không thể tìm được tiếng nói chung nên để bên thứ ba có thẩm quyền phán xử. Còn dùng cách trên để “trừng phạt” những đứa trẻ “dằn mặt” những phụ huynh còn lại thì VAS có còn là một ngôi trường đúng nghĩa?
Dẫu có nhìn từ góc nào cũng khó có thể cảm thông hay chấp nhận dù cho VAS có biện minh họ không sai hợp đồng hoặc trái luật vì chuyện học của trẻ em đâu phải là món hàng.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!