Có thể nói, đây là khủng hoảng thương hiệu cá nhân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến CLB và nhà tài trợ. Cho nên, dù muốn dù không, đội ngũ PR truyền thông của QH cũng phải trả lời công chúng về thông tin liên quan.
Trong xử lý khủng hoảng, người ta có bốn cách thế này:
1. Phủ nhận
2. Chấp nhận
3. Nói giảm, nói tránh
4. Hoán chuyển
Nhiều bạn cho rằng QH “im lặng là vàng”, là cách tốt nhất để vượt qua khủng hoảng. Nhưng không dễ thế đâu. Khi im lặng, người ta sẽ cho rằng QH đã thừa nhận, và không cần giải thích gì thêm. Dư luận luôn đòi hỏi sự minh bạch thông tin, nhất là với người của công chúng, nhận được sự yêu thích của cộng đồng, người hâm mộ.
Đó là nhu cầu rất chính đáng!

Ở vụ của QH, các bạn thấy QH không làm gì cả, chỉ thông báo ngắn gọn là đã thông báo vụ việc bị hack, tung tin cá nhân… cho CQĐT và đã giành lại TK Facebook. Nguyên nhân khủng hoảng nằm ở chỗ: Chuyện “cưa cẩm gái” không phải là hành vi tự phát, không nằm ở bản tính đào hoa của QH, mà là hành vi có chủ đích, là đi “săn gái”. Đó là dấu hiệu của phi đạo đức, là bản chất của lối sống bệnh hoạn mà công chúng lên án, khó bênh vực?
Nhưng thật ra, đội PR truyền thông đã làm việc vất vả đó, các bạn ạ. Họ đã phải nhờ cậy nhiều “bedfewllows” là phóng viên thân thiết, facebooker, người nổi tiếng… lên tiếng bênh vực, nâng đỡ, trợ giúp!
Các “bedfewllows” đã dùng “thủ thuật” hoán chuyển khủng hoảng từ hành vi, đạo đức cá nhân sang “thuộc tính bản năng” của đàn ông. Rằng QH là thanh niên, là người nổi tiếng, nhiều tiền, chưa vợ, có nhiều gái theo… thì ai mà bỏ qua cho được?
Đó là sự ngụy biện, là điều sai trái, và khủng hoảng của QH vẫn sẽ kéo dài từ nay đến đầu tháng sau, có thể dài hơn, nếu không có một khủng hoảng khác xuất hiện, thay thế, để thu hút và lái dư luận sang hướng đó. Cũng có thể, khủng hoảng của QH sẽ tạm lắng xuống theo cách mà đội PR truyền thông mong muốn, nhưng nó chỉ giải quyết trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, dư luận sẽ xới lại bất cứ khi nào, trừ khi QH lấy vợ hoặc giải nghệ…

Để “khép lại” chuyện này, có lẽ QH nên thừa nhận một phần, và nói rằng chuyện đó đã thuộc về quá khứ, chỉ là vông đùa dại dột, rồi kết hợp với những việc làm CSR khác, hướng đến cộng đồng. Nhưng phải có “Plan Media Crisis” cụ thể mới được, tránh làm tự phát, manh mún…
Trên đây là ý kiến cá nhân. Chắc các bạn cũng có nhiều ý kiến khác, nên chúng ta không thể “đóng khung” bất kỳ cách làm nào.
Vậy nha!!!
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Nhà báo, chuyên gia truyền thông Nguyễn Văn Thân, tác giả cuốn sách Báo chí Truyền thông 4.0 – Sự tương tác đa chiều
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!