Dường như Covid-19 chỉ là cái cớ cho những chủ đầu tư “ăn xổi ở thì” và huy động vốn của nhà đầu tư bằng mọi giá với mồi nhử lãi suất cao. Nếu dịch không xảy ra thì việc trả lãi 10-12%, thậm chí 15%/năm đối với nhiều dự án cũng là bất khả thi khi cung quá nhiều cầu quá ít. Dịch đến họ đã bấu víu vào nại vào đó để chậm trả hay xin giảm bớt lãi suất như Cocobay hoặc FLC đã làm.
3-4 năm trước, khi thị trường BĐS nghỉ dưỡng và đặc biệt là Condotel náo nhiệt thì đây là “thỏi nam châm” hút dòng tiền khổng lồ của nhà đầu tư cá nhân bởi lãi suất hấp dẫn kèm với hàng loạt hứa hẹn tốt đẹp. Bán quá dễ, thu quá nhiều càng khiến doanh nghiệp BĐS lao vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng này và kết quả là đến cuối 2019, ước tính tồn kho phân khúc khoảng 40.000 codotel, biệt thự!

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam (DKRA), phân khúc bất động sản condotel đang rơi vào tình trạng nguồn cung dư thừa trong khi sức tiêu thụ hầu như đứng yên tại chỗ.
Trong khi đó, lo sợ thị trường xuống dốc, ở hàng loạt tỉnh thành miền Trung, nơi có nhiều BĐS nghỉ dưỡng đã có phong trào cắt lỗ. Tại 1 dự án khá ăn khách ở Nha Trang, condotel của chủ đầu tư nổi tiếng giá 2,3 tỷ đang được rao bán phổ biến chỉ 1,8-1,9 tỷ đồng!

Hiện nay đứng đầu bảng về tỉ lệ tồn kho là TP Đà Nẵng chỉ có 9% nguồn cung được giao dịch thành công (tồn kho đến 91%). Thị trường condotel Bình Định, Khánh Hòa cũng rơi vào tình cảnh “chợ chiều” khi tỉ lệ hấp thụ căn hộ condotel chỉ dao động từ khoảng 22 – 26%.
Tương tự, tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa-Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39 – 40% (tồn kho khoảng 60 – 61%).

Với tình cảnh trên và thị trường chỉ mới có dấu hiệu khá hơn so với thời gian “ngủ đông” vừa qua thì cực kì khó khăn cho cả nhà đầu tư hay khách hàng lẫn mới và cũ. Người cũ tìm cách thu hồi vốn, trong trường hợp chủ đầu tư rơi vào cảnh như Cocobay thì “tiến thoái lưỡng nan”.
Người mới sẽ phải cân nhắc rất kĩ khi xuống tiền vì thật ra mọi hợp đồng hay cam kết chỉ có giá trị khi chủ đầu tư làm ăn được, còn họ thua lỗ phải ra Tòa có lẽ vài năm sau mới có hy vọng.
Giờ đây chỉ còn trông chờ tiền rẽ rót đúng vào chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng, dự án tử tế và thị trường sớm hồi phục. Tuy nhiên những dự án như thế không nhiều và du lịch được đánh giá là khả quan nhất thì cuối 2020 mới có thể đón khách nước ngoài và hồi phục được 50% so với trước dịch.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!